Quy trình sản xuất phân đạm diễn ra như thế nào?

Ngày nay, để phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong nông nghiệp thì quy trình sản xuất phân đạm đã được cải tiến rất nhiều. Bởi phân đạm là một loại phân bón phổ biến. Có rất nhiều loại cây trồng cần đạm để đảm bảo sinh trưởng và phát triển diễn ra tốt. Để tối ưu hiệu quả sử dụng phân đạm cho cây trồng thì việc tìm hiểu về nguồn gốc, cách phân đạm được sản xuất là cần thiết. Theo đó, người nông dân có thể lựa chọn được loại phân đạm hiệu quả, phù hợp với cây trồng.

Sản xuất phân đạm cần những nguyên liệu gì?

Nguyên liệu sản xuất phân đạm chủ yếu là sử dụng nguồn khí tự nhiên sẵn có. Cụ thể là tận dụng nguồn khí N2 sẵn có, chiếm khoảng 78% trong không khí. Ngoài ra, quá trình chuẩn bị nguyên liệu để sản xuất cũng cần phải tận dụng khí tự nhiên. Đối với các nhà máy đạm thì nguồn khí tự nhiên chính là để sản xuất ra H2. Và khí H2 là nguyên liệu cơ bản cần thiết để tổng hợp amoniac cần cho những giai đoạn sau của quá trình sản xuất ra phân đạm.

Khi-n2-san-co-trong-khong-khi-la-mot-trong-nhung-nguyen-lieu-san-xuat-phan-dam
Khí N2 sẵn có trong không khí là một trong những nguyên liệu sản xuất phân đạm

Bên cạnh đó, số khí tự nhiên sẽ được dùng khoảng 60% để làm nguyên liệu thô. Phần còn lại sẽ được dùng trong quá trình tổng hợp phân bón với vai trò cung cấp năng lượng.

Công nghệ sản xuất phân đạm bao gồm những giai đoạn nào? 

Cách sản xuất phân đạm gồm nhiều giai đoạn. Trong đó mỗi giai đoạn đều có một vai trò quan trọng nhất định đối với việc đảm bảo tạo ra sản phẩm phân đạm chất lượng. Cụ thể sẽ được Fitosal trình bày ở phần tiếp sau đây.

Giai đoạn sản xuất Amoniac

Một nguyên liệu thứ cấp cần thiết trong suốt quá trình sản xuất ra phân đạm là amoniac. Để tạo ra lượng amoniac cần thiết, thông thường người ta sẽ áp dụng quy trình Haber-Bosch. Đây là một phương pháp được phát triển hơn 100 năm trước bởi Fritz Haber và từ đó việc sản xuất amoniac quy mô lớn trở nên dễ dàng hơn, đáp ứng được nhu cầu tạo ra loại dinh dưỡng thiết yếu để bổ sung cho cây trồng.

Theo đó, quy trình Haber-Bosch là một phản ứng hóa học giữa khí N2 và khí H2 được áp dụng trong công nghiệp. Với việc trộn N2 từ không khí với H2 từ khí tự nhiên ở áp suất và nhiệt độ cao, người ta thành công tạo ra amoniac:

N2 + H2 (áp suất, chất xúc tác, nhiệt độ) ↔ NH3 

Thiet-bi-tong-hop-amoniac-de-san-xuat-phan-dam
Thiết bị tổng hợp amoniac để sản xuất phân đạm

Áp suất cần cho quá trình này là 200 – 300 bar và nhiệt độ khoảng 450°C. Amoniac thu được sẽ được bảo quản ở dạng lỏng dưới áp suất, điều kiện lạnh. Sau đó sẽ được đưa vào giai đoạn tiếp theo để xử lý thêm, tạo ra phân đạm.

Giai đoạn phản ứng của Amoniac để tạo thành phân đạm

Giai đoạn này của quá trình sản xuất phân đạm sẽ diễn ra những phản ứng hóa học của amoniac. Theo đó, amoniac sẽ được xử lý thêm để tạo ra phân đạm trong dạng rắn hoặc dạng lỏng. Cụ thể với một số loại phân đạm như sau:

  • Phân amoni nitrat

Phân amoni nitrat là phân gốc N ở dạng rắn. Để sản xuất, người ta sẽ thực hiện bước đầu là trộn amoniac và không khí ở một bể chứa. Sau đó thực hiện sự hấp thụ khí oxit nitric có trong nước. Kết quả của quá trình trên là để thu được axit nitric đậm đặc. Tiếp theo, thực hiện trộn axit nitric đậm, khoảng 50 – 70% và amoniac với nhau trong một bể chứa. Lúc này, ở nhiệt độ 100 – 180°C sẽ diễn ra phản ứng trung hòa. Cuối cùng của chuỗi phản ứng sẽ thu được amoni nitrat với công thức là NH4NO3

HNO3 + NH3 (nhiệt độ) → NH4NO3

San-xuat-phan-dam-de-tao-ra-phan-amoni-nitrat
Sản xuất phân đạm để tạo ra phân amoni nitrat
  • Phân Urê

Phân Urê là loại phân đạm được sản xuất, tiêu thụ phổ biến với số lượng lớn trên toàn cầu. Để sản xuất phân đạm này, ngoài quá trình chuẩn bị là tổng hợp amoniac thì còn phải thực hiện quá trình đẩy CO và thải loại CO2. Sau đó, người ta bắt đầu thực hiện tổng hợp Urê bằng phản ứng giữa amoniac và carbon dioxide. Lưu ý là phản ứng này cần phải được diễn ra dưới áp suất cao. 

NH3 + CO2 (xúc tác, nhiệt độ, áp suất) ↔ (NH2)2CO

Phân Urê thu được có công thức (NH2)2CO. Nếu thực hiện cô đặc hơn nữa thì sẽ thu được phân Urê dạng rắn, hay dạng hạt. Ngoài ra, còn có thể tạo ra Urê amoni nitrat lỏng khi kết hợp Urê với dung dịch amoni nitrat.

San-xuat-phan-dam-de-tao-ra-phan-ure
Sản xuất phân đạm để tạo ra phân Urê

Những cách khác để cung cấp dưỡng chất cho cây trồng

Ngoài cách dùng như trên, ở các nước phương Tây còn có một cách khác để sử dụng amoniac. Đó là dùng như một loại phân bón trực tiếp cung cấp đạm cho cây trồng. Cách dùng này hiệu quả là vì điều kiện của ngành nông nghiệp các nước phương Tây. Cụ thể là có diện tích sản xuất trồng trọt lớn và công cụ bảo hộ an toàn.

Các loại phân đạm cần thiết cho cây trồng bởi nó cung cấp một lượng lớn dưỡng chất đạm cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Ngoài ra thì đạm cũng có thể được cung cấp qua một số loại phân bón khác. Chẳng hạn như phân bón lá với thành phần tỷ lệ đạm cao, đây cũng là loại phân bón cung cấp dinh dưỡng cho cây nhanh chóng nhất. Phân bón NPK dạng bột – FIPO NPK 30-11-11 là một sản phẩm phù hợp để bổ sung đạm cho cây. Với thành phần đạm cao cùng các vi lượng cần thiết, sản phẩm phù hợp hỗ trợ cây phát triển thân, cành, lá. Cũng như phù hợp sử dụng trong giai đoạn phục hồi cây.

Bon-phan-bon-la-de-ho-tro-cung-cap-dam-cho-cay-trong
Bón phân bón lá để hỗ trợ cung cấp đạm cho cây trồng

Như vậy, quy trình sản xuất phân đạm phổ biến hiện nay như amoni nitrat hay urê thì đều dựa vào nguồn khí tự nhiên và không khí. Việc hiểu thêm về cách sản xuất và nguồn gốc phân đạm sẽ giúp người nông dân yên tâm hơn về loại phân mình sử dụng. Fitosal với kinh nghiệm nhập khẩu phân bón và khả năng đáp ứng các sản phẩm dinh dưỡng công nghệ cao từ những nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới như Tây Ban Nha, Hà Lan, Ý…chính là đối tác nhập khẩu phân đạm đáng tin cậy mà bạn đang tìm kiếm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *