Phân bón hữu cơ là gì? Có bao nhiêu loại phân hữu cơ hiện nay?

Trong nông nghiệp, cây trồng được bón phân hợp lý, đúng cách sẽ phát triển đạt năng suất cao. Và phân bón hữu cơ là một trong những loại phân bón hiệu quả, phổ biến hiện nay. Trên thị trường đã có rất nhiều những loại phân hữu cơ khác nhau với đặc điểm riêng cho mỗi loại. Vì vậy việc nắm rõ về phân hữu cơ và các loại cụ thể là cần thiết cho người nông dân để tối ưu hóa hiệu quả của phân bón đối với cây trồng.

Phân bón hữu cơ là gì? 

Phân bón hữu cơ là phân bón mà thành phần có các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng dưới dạng những hợp chất hữu cơ. Nguồn gốc của loại phân này chủ yếu từ, chất thải, tàn dư thực vật, than bùn,…Hoặc các chất hữu cơ cũng có thể lấy từ chất thải sinh hoạt, nhà máy thủy, hải sản,…

Phân hữu cơ khi được bổ sung vào đất sẽ giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp. Hiệu quả trên đạt được là nhờ vào khả năng cung cấp và bổ sung chất mùn, chất hữu cơ cùng các loại vi sinh vật có lợi cho đất đai, cây trồng của phân hữu cơ.

Phan-bon-huu-co-giup-cai-tao-dat-tang-do-phi-nhieu-cho-dat
Phân hữu cơ giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất

Các loại phân bón hữu cơ và đặc điểm 

Để tối ưu hiệu quả đối với cây trồng, hiện nay có nhiều loại phân hữu cơ khác nhau. Việc chia phân hữu cơ thành nhiều loại cụ thể theo những tiêu chí nhất định sẽ giúp người nông dân có thể lựa chọn được loại  phù hợp nhất với tính chất cây trồng. Từ đó giúp cho việc bón phân đạt hiệu quả, cây trồng phát triển năng suất cao.

Phân loại phân hữu cơ theo tiêu chí nào? 

Thông thường, phân hữu cơ sẽ chia loại theo cách làm và thành phần. Theo đó, dựa theo cách làm sẽ có 2 nhóm chính là phân hữu cơ truyền thống và phân hữu cơ công nghiệp. Phân hữu cơ truyền thống sẽ được làm bằng các kỹ thuật ủ phân truyền thống. Mặt khác, phân bón hữu cơ công nghiệp sẽ được làm theo quy trình công nghiệp với khối lượng lớn. Quy trình công nghệ này sẽ áp dụng máy móc và các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Trong 2 nhóm trên, dựa theo thành phần phân bón mà chia thành nhiều loại nhỏ cụ thể.

Phân bón hữu cơ truyền thống gồm:

  • Phân chuồng: Nguồn gốc từ chất thải động vật (gia súc, gia cầm, phân bắc).
  • Phân xanh: Được làm từ xác bã thực vật, các loại cây xanh bón hoặc vùi vào đất.
  • Phân rác: Làm bằng cách ủ từ rơm rạ, lá cây, thân cây,…trong sản xuất nông nghiệp hay chất thải rắn thành phố.
  • Phân than bùn: Than bùn được tạo thành qua phân hủy yếm khí các xác thực vật. Than bùn phải qua xử lý mới có thể bón cho cây.
Phan-bon-huu-co-truyen-thong
Phân bón hữu cơ truyền thống

Phân hữu cơ công nghiệp gồm:

  • Phân bón vi sinh: Thành phần chứa một hoặc nhiều loại vi sinh vật có ích.
  • Phân hữu cơ sinh học: Có nhiều loại vi sinh vật có lợi từ các chất hữu cơ được xử lý theo cách lên men. Thành phần có 22% chất hữu cơ.
  • Phân hữu cơ khoáng: Thành phần phối trộn thêm nguyên tố khoáng gồm N, P, K. Loại này chứa trên 15% các chất hữu cơ và 8 – 18% các chất vô cơ.

Các loại phân hữu cơ có đặc điểm cụ thể như thế nào?

Đặc điểm phân bón hữu cơ có sự khác biệt nhất định giữa những loại cụ thể:

Với phân hữu cơ truyền thống

  • Phân chuồng: Có khả năng cung cấp các dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cho cây. Qua đó giúp cải tạo đất, ổn định kết cấu đất và tạo điều kiện cho rễ phát triển.
  • Phân xanh: Có tác dụng cải tạo, bảo vệ đất đai và hạn chế được xói mòn. Tuy nhiên có công dụng chậm và chỉ thích hợp bón lót.
  • Phân rác: Giúp tăng độ tơi xốp của đất. Ngoài ra còn hạn chế xói mòn và chống hạn cho cây trồng.
  • Phân than bùn: Có hiệu quả tốt trong việc cải tạo và cung cấp chất hữu cơ cho đất.
Phan-bon-huu-co-co-nhieu-loai-giup-cai-tao-dat-cung-cap-duong-chat-cho-cay-trong
Phân hữu cơ có nhiều loại giúp cải tạo đất, cung cấp dưỡng chất cho cây trồng

Với phân hữu cơ công nghiệp

  • Phân bón vi sinh: Hỗ trợ phát triển hệ vi sinh vật đất. Qua đó giúp phân giải các chất dinh dưỡng khó hấp thu cho cây trồng.
  • Phân hữu cơ sinh học: Có khả năng cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cần thiết cho cây. Từ đó giúp cây phát triển đạt năng suất cao, tăng chất lượng nông sản.
  • Phân hữu cơ khoáng: Cung cấp khoáng giúp rễ phát triển, tăng cường hấp thu dưỡng chất cho cây. Bên cạnh đó cũng tăng sức đề kháng cho cây.

Bón phân bón hữu cơ cho cây trồng như thế nào để đạt năng suất cao?

Phân bón hữu cơ thường được dùng để bón lót trước khi trồng. Có thể bón phân cho cây bằng cách rải đều trên mặt đất hoặc có thể bón theo hàng và theo hốc. Về lượng phân bón và loại phân bón thì cần phải căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây, tính chất đất, thời gian bón để có sự lựa chọn phù hợp nhất.

Bon-phan-bon-huu-co-cho-cay-trong-dung-cach-de-dat-hieu-qua-cao
Bón phân bón hữu cơ cho cây trồng đúng cách để đạt hiệu quả cao

Qua những thông tin về phân hữu cơ và các loại phân hữu cơ ở trên, Fitosal hy vọng có thể giúp bạn lựa chọn được loại và liều lượng phân bón cũng như cách bón hiệu quả cho cây trồng, giúp cây phát triển đạt năng suất cao như mong muốn. Fitosal với kinh nghiệm nhập khẩu phân bón và khả năng đáp ứng các sản phẩm dinh dưỡng công nghệ cao từ những nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới như Tây Ban Nha, Hà Lan, Ý…chính là đối tác nhập khẩu các loại phân bón hữu cơ đáng tin cậy mà bạn đang tìm kiếm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *