Các loại chứng nhận hữu cơ uy tín nhất trên thế giới hiện nay

Với xu hướng phát triển của nông nghiệp hiện nay thì ngày càng nhiều nông dân và các doanh nghiệp, hợp tác xã tập trung canh tác, sản xuất theo hướng hữu cơ. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường về thực phẩm hữu cơ cũng tăng lên. Do đó, nhằm phục vụ nhu cầu người dùng trên thị trường, các loại chứng nhận hữu cơ ra đời. Việc có chứng nhận hữu cơ sẽ giúp người sản xuất thể hiện được chất lượng nông sản. Đồng thời gia tăng giá trị nông sản trên thị trường. Được nhiều người tiêu dùng chú ý hơn và người dùng cũng an tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm.

Các loại chứng nhận hữu cơ là gì?

Chứng nhận hữu cơ có thể hiểu là tiêu chuẩn nhằm đảm bảo giá trị cho sản phẩm hữu cơ. Chẳng hạn như đảm bảo về độ an toàn, độ sạch,… của nông sản hữu cơ thu hoạch được. Hiện nay, trên thế giới có nhiều các loại chứng nhận hữu cơ khác nhau. Với mỗi loại đều có tiêu chuẩn, yêu cầu riêng khi đánh giá, khẳng định sản phẩm.

Tuy nhiên, nhìn chung thì hầu hết các thực phẩm hữu cơ được công nhận và có chứng nhận đều là các sản phẩm đạt chất lượng. Có quá trình trồng hoàn toàn không dùng thuốc hóa học hay phân bón hóa học. Quá trình sản xuất nông nghiệp cũng đảm bảo an toàn, sạch và thân thiện môi trường. 

Cac-loai-chung-nhan-huu-co-giup-nong-dan-chung-minh-duoc-gia-tri-nong-san
Các loại chứng nhận hữu cơ giúp nông dân chứng minh được giá trị nông sản

Do đó mà sản phẩm có chứng nhận hữu cơ rất được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Đặc biệt là trong bối cảnh mà người dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề sức khỏe đối với các sản phẩm trên thị trường.

Hiện nay có các loại chứng nhận hữu cơ uy tín nào?

Như đã biết thì các loại chứng nhận hữu cơ hiện nay trên thế giới có khá nhiều. Mỗi một chứng nhận đều đưa ra và áp dụng những quy định nghiêm ngặt. Theo đó, lọc ra những sản phẩm thật sự chất lượng, đạt tiêu chuẩn về thực phẩm hữu cơ. Và trong số đó thì nổi bật là chứng nhận USDA và EU. Ngoài ra, cũng còn các chứng nhận uy tín khác. Cụ thể:

Chứng nhận hữu cơ USDA của Mỹ

Từ “USDA” là viết tắt từ “United States Department of Agriculture” (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ). Đây là cơ quan thuộc vào Ủy ban Hữu cơ Quốc gia. Phát triển và thực thi các chính sách về nông trại, thực phẩm và nông nghiệp. 

Trong các loại chứng nhận hữu cơ thì USDA là nghiêm ngặt nhất. Với các yêu cầu sản phẩm thu được phải chứa 95% thành phần hữu cơ mới được công nhận. USDA không cho phép việc sử dụng các chất bảo quản tổng hợp. Cũng như các chất có thành phần hóa học. Các hoạt động từ canh tác đến đóng gói, chế biến hữu cơ đều phải đạt chuẩn. Khẳng định được hành động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.

USDA-la-mot-trong-cac-loai-chung-nhan-huu-co-uy-tin-nhat-hien-nay
USDA là một trong các loại chứng nhận hữu cơ uy tín nhất hiện nay

Chứng nhận hữu cơ EU do Liên minh châu Âu kiểm soát và công nhận

Chứng nhận hữu cơ EU là chứng nhận kiểm tra độ an toàn, sạch của thực phẩm hay mỹ phẩm. Khi thực hiện đánh giá, chứng nhận cũng có nhiều yêu cầu riêng nghiêm ngặt. Bao gồm các yêu cầu từ giống, nguồn nước, vật liệu, vùng đệm,… đến các đầu vào được sử dụng trong canh tác hữu cơ. Ngoài ra, nhà nông canh tác hữu cơ cũng cần phải chú ý đến đa dạng sinh học.

Chứng nhận hữu cơ JAS thuộc Nhật Bản

JAS là viết tắt từ “Japanese Agricultural Standards System” (tiêu chuẩn hữu cơ nông nghiệp Nhật Bản). Là một trong các loại chứng nhận hữu cơ do Bộ nông nghiệp Nhật Bản đưa ra các quy định về tiêu chí cho sản phẩm. Cũng như quy định về nhãn mác nhằm tạo thuận lợi tốt nhất cho sự lựa chọn của người dùng.

Chứng nhận hữu cơ Naturland của Đức

Là chứng nhận được quản lý bởi Naturland Zeichen GmbH tại đức. Đây là chứng nhận hữu cơ nghiêm ngặt với phạm vi phổ biến toàn thế giới và có độ tin cậy cao.

Cac-loai-chung-nhan-huu-co-eu-jas-va-naturland
Các loại chứng nhận hữu cơ EU, JAS và Naturland

 

Chứng nhận hữu cơ ACO của Úc

ACO là viết tắt của “Australian Certified Organic”. Đây là cơ quan chứng nhận lớn nhất của Úc. Có uy tín cao về sản phẩm hữu cơ cùng các năng lượng sinh học, được sử dụng rộng. Chứng nhận ACO chỉ đạt được khi sản phẩm có ít nhất 95% thành phần hữu cơ. Và 5% còn lại nếu có chất bảo quản thì phải là tự nhiên và được cho phép. Vì tiêu chuẩn nghiêm ngặt mà nhãn chứng nhận ACO tạo được niềm tin, đảm bảo được sức khỏe người dùng.

Chứng nhận hữu cơ NASAA (NCO) của Úc

Một trong các loại chứng nhận hữu cơ khác của Úc là chứng nhận hữu cơ NASAA. Chứng nhận này là tiêu chuẩn hữu cơ của Úc và là chứng nhận hữu cơ quốc tế (NCO). Do Hiệp hội Quốc gia về Nông nghiệp bền vững Úc sở hữu. Chứng nhận này cung cấp các dịch vụ chứng nhận trong cả nội địa Úc và quốc tế.

Chứng nhận hữu cơ Ecocert của Pháp

Được thành lập bởi các nhà nông lâm học người Pháp vào năm 1991. Chứng nhận này nhằm thiết lập nên các tiêu chuẩn và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp chuẩn hữu cơ. 

Chứng nhận Ecocert đảm bảo các sản phẩm phải đạt tối thiểu 95% thành phần tự nhiên. Đồng thời không được chứa thành phần biến đổi gen, phenoxyethanol, thành phần có nguồn gốc hóa học tổng hợp hay dầu mỏ. Ngoài quy trình sản xuất được quản lý nghiêm ngặt thì đóng gói cũng phải đạt chất lượng. Cụ thể là đóng gói đảm bảo được tự phân hủy sinh học hoặc có thể tái chế được.

Trong lĩnh vực phân bón hữu cơ, chứng nhận Ecocert yêu cầu sản phẩm sản xuất quy trình hữu cơ. Phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu cụ thể về môi trường. Bao gồm nguyên liệu, thành phần,… hữu cơ, không hóa học trong phân bón. Và quản lý chất thải, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất, vận chuyển.

Cac-loai-chung-nhan-huu-co-aco-nasaa-va-ecocert
Các loại chứng nhận hữu cơ ACO, NASAA và Ecocert

Chứng nhận hữu cơ Soil Association thuộc Anh

Với chứng nhận này, các sản phẩm phải thể hiện tỉ lệ hữu cơ trên nhãn. Với một sản phẩm chứa hơn 95% thành phần hữu cơ thì sẽ được công nhận. Trong các loại chứng nhận hữu cơ thì đây là chứng nhận uy tín bởi có những cách để ngăn chặn việc nhà sản xuất cố tình làm tăng tỉ lệ hữu cơ. Từ đó có thể đánh giá và đưa ra chứng nhận đúng nhất với chất lượng cao. Cụ thể là không tính thành phần nước trong sản phẩm để ngăn việc tăng tỉ lệ hữu cơ bằng nước gốc thực vật.

Tuy nhiên, nếu nước được dùng để tạo thành phần nào đó của sản phẩm thì tỷ lệ hữu cơ sẽ được quyết bằng tỷ lệ trọng lượng nước với trọng lượng của thực vật được sử dụng.

Chứng nhận hữu cơ AB của Pháp

AB được viết tắt từ “Agriculture Biologique” (canh tác hữu cơ). Chứng nhận AB dựa trên quy định về nhiều mặt trong canh tác. Cụ thể như khí hậu, thổ nhưỡng, hệ sinh thái hay phương pháp canh tác, con người. Tại Pháp thì đây là thương hiệu được tin dùng hàng đầu.

Chứng nhận hữu cơ PGS được thành lập năm 2004 tại Việt Nam

PGS chuyên cung cấp chứng nhận về chất lượng cho nông sản như rau, thịt lợn,… Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ (IFOAM) vào năm 2004 đã chấp nhận PGS. Với tư cách là hệ thống đảm bảo có giá trị cho các nông sản hữu cơ. Đặc biệt là đối với sản phẩm trên thị trường nội địa.

Cac-loai-chung-nhan-huu-co-soil-association-ab-va-pgs
Các loại chứng nhận hữu cơ Soil Association, AB và PGS

Fitosal là đơn vị nhập khẩu phân bón đạt các loại Chứng nhận hữu cơ Ecocert – Chứng nhận hữu cơ EU

Theo đó, có thể thấy các loại chứng nhận hữu cơ chính là mục tiêu của nông dân canh tác theo hướng nông nghiệp hữu cơ. Đạt được chứng nhận sẽ giúp người sản xuất khẳng định giá trị của nông sản. Đồng thời cũng giúp sản phẩm trên thị trường được tin dùng hơn.

để đạt được chứng nhận hữu cơ thì nông dân cần phải đảm bảo đầu vào đạt chuẩn. Chẳng hạn như phân bón sử dụng phải là phân bón đạt chứng nhận hữu cơ, an toàn và chất lượng. Để đáp ứng nhu cầu về phân bón hữu cơ trong bối cảnh này, Fitosal đã nỗ lực hoàn thiện và tự tin là đơn vị nhập khẩu phân bón đạt Chứng nhận hữu cơ Ecocert và Chứng nhận hữu cơ EU chất lượng cho cây trồng. Giúp cây trồng phát triển năng suất, cho nông sản chất lượng. Đồng thời giúp canh tác hữu cơ đảm bảo được điều kiện đầu vào. Từ đó hướng đến mục tiêu đạt được chứng nhận hữu cơ cho nông sản. 

Fitosal-nhap-khau-phan-bon-dat-cac-loai-chung-nhan-huu-co-eu-va-ecocert
Fitosal nhập khẩu phân bón đạt các loại chứng nhận hữu cơ EU và Ecocert

Trên đây là toàn bộ những thông tin khái quát cần biết về các loại chứng nhận hữu cơ hiện nay mà Fitosal muốn chia sẻ với bạn. Fitosal với kinh nghiệm nhập khẩu phân bón và khả năng đáp ứng các sản phẩm dinh dưỡng công nghệ cao từ những nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới như Tây Ban Nha, Hà Lan, Ý…chính là đối tác nhập khẩu các loại phân bón đạt chứng nhận hữu cơ chất lượng cao mà bạn đang tìm kiếm.

1 thoughts on “Các loại chứng nhận hữu cơ uy tín nhất trên thế giới hiện nay

  1. Pingback: Tổng kết tình hình sản xuất nông nghiệp 2023 và kế hoạch 2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *