Phòng chống hạn, mặn chủ động ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Hiện nay, nông nghiệp ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đang có nguy cơ chịu nhiều ảnh hưởng. Bởi do tác động của hiện tượng El Nino mà các hiện tượng thời tiết xấu khả năng cao đến sớm vào những tháng mùa khô này. Cụ thể là nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước,… Theo đó, chủ động phòng chống hạn, mặn đã trở thành vấn đề cần được quan tâm. Nhiều địa phương ở Đồng bằng Sông Cửu Long đều đã và đang xây dựng các giải pháp ứng phó. Qua đó chủ động, kịp thời phòng chống trước hạn, mặn và hạn chế tác động xấu.

Cần phải phòng chống hạn, mặn kịp thời để tránh những tác động tiêu cực đến nông nghiệp

Nhà nông ở các địa phương Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã chuẩn bị phòng chống hạn, mặn. Bởi ảnh hưởng của đợt hạn, mặn năm 2019-2020 đã khiến nhiều nhà nông chịu thiệt hại nặng nề về sản xuất và nhớ như in đến ngày nay. Lúc ấy, nắng nóng và hạn kéo dài, xâm nhập mặn chưa từng thấy dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng. Thời tiết này đã gây ảnh hưởng đến nông nghiệp. Và khiến nhiều diện tích lúa, rau màu của nhà nông chết khô. Chính vì vậy mà từ khi có dự báo về hạn, mặn năm nay, nhà nông ở ĐBSCL đã tích cực xây dựng kế hoạch chủ động ứng phó.

Thuc-hien-cac-bien-phap-nham-phong-chong-han-man-kip-thoi-hieu-qua
Thực hiện các biện pháp nhằm phòng chống hạn, mặn kịp thời, hiệu quả

Những hậu quả để lại nhiều ám ảnh của hạn, mặn 2019-2020

Những hậu quả, thiệt hại nặng nề do hạn, mặn lịch sử 2019-2020 được nhiều nhà nông kể lại. Ở vùng ngọt hóa tỉnh Cà Mau, nhiều nhà nông nhớ rằng nắng nóng gay gắt kéo dài. Suốt đợt hạn mặn nắng nóng, thiếu nước gây nhiều ảnh hưởng đến nông nghiệp. Cụ thể là khiến cho rau màu, cây ăn trái,… giảm năng suất, thậm chí chết khô diện rộng. 

Nhà nông ngụ tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau – ông Nguyễn Văn Khởi – cũng cho biết là ông cùng nhiều nhà nông khác cũng đã chủ động có các biện pháp phòng chống hạn, mặn nhất định. Chẳng hạn như trước đó đã chủ động đào kênh, ao,… trữ nước ngọt. Nhằm phục vụ cho sản xuất trong đợt hạn, mặn. Tuy nhiên, biện pháp lại không hiệu quả khi nắng nóng kéo dài làm nước bốc hơi nhanh chóng. Đồng thời, ông cũng cho biết là sông rạch trong hạn mặn khô trơ đáy, người dân thiếu nước tưới tiêu.

Ông Khởi nhớ lại và chia sẻ, “Thời điểm đó, hơn 0,5 ha dưa leo của gia đình tôi đang tươi tốt, chuẩn bị cho trái thì không đủ nước tưới nên bị vàng lá, chậm phát triển. Dù đã tìm mọi cách cứu cây trồng nhưng không được nên tôi đành bỏ luôn.” 

Can-phai-phong-chong-han-man-de-han-che-nhung-thiet-hai-nghiem-trong
Cần phải phòng chống hạn, mặn để hạn chế những thiệt hại nghiêm trọng

Dự báo về hạn, mặn trong các tháng mùa khô 2023-2024

Với những thiệt hại mà hạn, mặn gây ra ở năm 2019-2020, nhà nông phải càng chú ý phòng chống hạn, mặn hơn nữa ở năm 2023-2024. Bởi theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trạng thái khí quyển, đại dương đang trong điều kiện El Nino. Và dự báo hiện tượng có 85%-95% xác suất tiếp tục duy trì trong các tháng đầu năm 2024. Theo đó, trong các tháng của mùa khô 2023-2024, ĐBSCL có nguy cơ cao xảy ra thời tiết xấu. Cụ thể là hạn hán, thiếu nước cùng xâm nhập mặn nghiêm trọng như năm 2019-2020.

Hơn nữa, Bộ NN-PTNT cũng có nhận định hạn mặn sẽ có nguy cơ xảy ra với cấp độ cao. Với khoảng cấp độ 3-4 và trên phạm vi rộng. Đối với ĐBSCL thì tình trạng này có thể sẽ kéo dài cho đến mùa khô của năm 2024-2025.

Các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long xây dựng kế hoạch phòng chống hạn, mặn để hạn chế thiệt hại

Đứng trước dự báo về tình hình hạn, mặn của năm 2024-2025 và kết hợp với những kinh nghiệm có được từ hạn, mặn 2019-2020, các tỉnh thành của ĐBSCL đã xây dựng kế hoạch phòng chống hạn, mặn, ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan do El Nino tác động. Qua đó hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại đến nông nghiệp và đời sống. Cũng như hạn chế thiệt hại chung cho người dân.

Tru-nuoc-ngot-de-phong-chong-han-man
Trữ nước ngọt để phòng chống hạn, mặn

Kế hoạch chủ động của tỉnh Cà Mau

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ký chỉ thị cho kế hoạch phòng hạn, mặn giai đoạn 2023-2025. Cụ thể chỉ thị về việc chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, nắng nóng. Cũng như ứng phó xâm nhập mặn trên khắp địa bàn. Đồng thời, Sở NN-PTNT cũng nhận được yêu cầu của lãnh đạo tỉnh Cà Mau thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết. Nhằm kịp thời đưa ra những hướng dẫn cụ thể, phù hợp về lịch thời vụ, cơ cấu cây trồng,… Linh hoạt theo từng khu vực phòng chống hạn, mặn hiệu quả. Đồng thời khuyến khích dùng phương pháp tưới tiên tiến để tiết kiệm nguồn nước cho mùa khô.

Các chỉ đạo của tỉnh Trà Vinh

Ông Lê Văn Hẳn, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, đã có chỉ đạo cụ thể cho các địa phương. Giúp bố trí mùa vụ sản xuất cho phù hợp với từng loại cây trồng. Bên cạnh đó cũng tiến hành kiểm tra, sửa chữa và nâng cấp hệ thống cấp nước. Đảm bảo chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng để hỗ trợ khắc phục hư hỏng tuyến ống nước. Qua đó đảm bảo vận hành được liên tục hệ thống nước phục vụ nhu cầu của người dân.

Dam-bao-he-thong-thuy-loi-cho-nhu-cau-phong-chong-han-man
Đảm bảo hệ thống thủy lợi cho nhu cầu phòng chống hạn, mặn

Ban hành chỉ thị của tỉnh Vĩnh Long

UBND tỉnh Vĩnh Long cũng đã tiến hành ban hành chỉ thị về phòng chống hạn, mặn. Theo đó, tiến hành bố trí ngân sách địa phương phù hợp. Nhằm triển khai các giải pháp cấp bách để ứng phó xâm nhập mặn, hạn hán. Đồng thời, thực hiện rà soát cũng như khoanh vùng cây ăn trái có nguy cơ bị ảnh hưởng. Chủ động tích nước ngọt để đảm bảo nhu cầu tối thiểu của cây trồng trong suốt thời gian bị ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết cực đoan.

Xây dựng kế hoạch để phòng chống hạn, mặn được lâu dài

Như vậy, trước tình hình ảnh hưởng của El Nino, các địa phương thuộc ĐBSCL đều đã chủ động xây dựng những kế hoạch phù hợp để phòng chống hạn, mặn. Tuy nhiên, không chỉ là biện pháp ứng phó cho hạn, mặn 2024-2025 mà các tỉnh cũng đã tính đến lâu dài. Để hạn chế tác động của những hiện tượng cực đoan, đã có nhiều đề xuất đưa ra. Mà chủ yếu là lấy xây dựng hệ thống thủy lợi làm nền tảng.

Cụ thể, nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn hán và xâm nhập mặn, tỉnh An Giang đã đề xuất xây dựng hệ thống trữ nước ngọt. Hệ thống này sẽ gắn với hạ tầng phục vụ cho liên kết sản xuất vùng Tứ giác Long Xuyên. Ngoài ra, công trình này còn có thể giúp ĐBSCL ứng phó hiệu quả với thời tiết cực đoan, hạn mặn lâu dài về sau. 

Ho-nui-dai-2-o-an-giang-duoc-xay-dung-de-phong-chong-han-man-lau-dai
Hồ Núi Dài 2 ở An Giang được xây dựng để phòng chống hạn, mặn lâu dài

Trên đây là toàn bộ những thông tin khái quát về việc chủ động phòng chống hạn, mặn ở ĐBSCL mà Fitosal muốn chia sẻ với bạn. Sau hạn mặn, vườn cây của nhà nông ít nhiều cũng sẽ chịu những ảnh hưởng. Vì vậy mà việc sử dụng phân bón để phục hồi là cần thiết. Fitosal với kinh nghiệm nhập khẩu phân bón và khả năng đáp ứng các sản phẩm dinh dưỡng công nghệ cao từ những nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới như Tây Ban Nha, Hà Lan, Ý…chính là đối tác nhập khẩu phân bón hữu cơ hỗ trợ phục hồi vườn cây đáng tin cậy mà bạn đang tìm kiếm.

Nguồn: Báo Người lao động

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *