Các loại phân đạm phổ biến trên thị trường hiện nay

Phân đạm có vai trò rất quan trọng vì khả năng giúp cây trồng phát triển đạt năng suất cao. Trên thị trường hiện nay, có nhiều các loại phân đạm khác nhau tùy theo thành phần. Theo đó mỗi loại sẽ có tính chất riêng phù hợp với những loại cây trồng, đất đai khác nhau. Vì vậy mà việc tìm hiểu và nắm rõ về những loại phân đạm sẽ giúp người nông dân có thể lựa chọn loại phân và cách bón phân phù hợp với cây trồng, giúp việc bón phân đạm đạt hiệu quả cao hơn.

Các loại phân đạm có đặc điểm như thế nào?

Phân đạm là loại phân vô cơ có khả năng cung cấp đạm (N) cho cây trồng. Thông thường, phân đạm sẽ cung cấp nitơ hóa hợp cho cây trồng ở dạng ion NO3- và amoni Nh4+.

Cac-loai-phan-dam-cung-cap-N-cho-cay-trong
Các loại phân đạm cung cấp N cho cây trồng

Phân đạm được tạo ra từ việc trộn khí N2 từ không khí với H2 tự nhiên ở nhiệt độ và áp suất cao để tạo thành amoniac. Tùy vào việc đưa amoniac phản ứng với chất nào sẽ cho ra các loại phân đạm khác nhau. Như phân amoni nitrat là phản ứng giữa HNO3 và NH3, phân urê là phản ứng giữa NH3 và CO2.

Các loại phân đạm có tác dụng như thế nào với cây trồng?

Dù có sự khác biệt nhất định giữa thành phần các loại phân đạm nhưng nhìn chung vẫn có tác dụng đến từ hiệu quả chính là cung cấp đạm cho cây trồng.

Vai trò của phân đạm 

Đạm có thể gọi là nguyên tố quan trọng nhất đối với sự sống của cây trồng. Nên khi phân đạm bổ sung đạm cho cây thì cũng đồng thời thực hiện một số những vai trò của mình như:

  • Cung cấp đạm cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
  • Tham gia cấu tạo các axit amin, các enzym, vitamin,… trong cây.
  • Đạm là một thành phần của diệp lục tố. Qua việc cung cấp đạm, phân đạm sẽ hỗ trợ khả năng quang hợp của cây.
  • Giúp thúc đẩy quá trình cây tăng trưởng, hỗ trợ cây phát triển đạt năng suất cao. Cụ thể là giúp cây đẻ nhánh khỏe, ra lá nhiều,…
Cac-loai-phan-dam-giup-cay-sinh-truong-va-phat-trien-nang-suat-cao
Các loại phân đạm giúp cây sinh trưởng và phát triển năng suất cao

Cách bón phân đạm cho cây trồng 

Dù có hiệu quả rất cao đối với cây trồng nhưng việc bón các loại phân đạm chỉ thật sự có ích khi nó được bón hiệu quả. Khi bón phân cần lưu ý bón đúng thời gian và đúng giai đoạn phát triển của cây. Có thể lựa chọn bón nguyên hạt hoặc hòa tan với nước rồi tưới phân đạm cho cây tùy theo tính chất và nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng.

Phân biệt các loại phân đạm phổ biến hiện nay

Cây và đất trồng có nhu cầu dinh dưỡng, tính chất khác nhau. Vì vậy, để tối ưu tác dụng của phân đạm đối với cây trồng, trên thị trường hiện nay đã sản xuất, cung cấp nhiều các loại phân đạm khác nhau dựa trên thành phần chất dinh dưỡng.

Phân Urê CO(NH4)2 

Thành phần phân đạm Urê có 44 – 48% N nguyên chất, là loại có tỷ lệ đạm cao nhất. Hiện nay có 2 loại phân Urê phổ biến. Một là loại có dạng tinh thể trắng tròn và dễ tan, hai là loại dạng viên nhỏ như trứng cá. Phân Urê hiệu quả với nhiều loại đất, phù hợp nhất cho đất chua phèn. Ngoài ra còn có thể phun lên lá thông qua pha loãng.

Phân amôn nitrat NH4NO3 

Loại phân đạm này có 33 – 35% N nguyên chất. Phân tồn tại ở dạng tinh thể muối kết tinh và có màu vàng xám. Có thể sử dụng phân này bón cho nhiều loại cây trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng thích hợp nhất là cho bông, ngô, mía,… các loại cây trồng cạn.

Cac-loai-phan-dam-khac-nhau-co-tinh-chat-khac-nhau
Các loại phân đạm khác nhau có tính chất khác nhau

Phân sunphat đạm (NH4)2SO4 

Loại phân này chứa phần trăm N nguyên chất và lưu huỳnh lần lượt là 20 – 21% và 29%. Phân tồn tại ở dạng tinh thể mịn, có màu trắng ngà, xám và rất dễ tan trong nước. Do có mùi và vị mặn, hơi chua nên thường được dùng bón cho đất kiềm. Ngoài ra cũng có thể dùng trong môi trường không khí khô do khó bị vón cục.

Phân đạm Clorua NH4Cl  

Phân ở dạng tinh thể mịn và chứa 24 – 25% N nguyên chất. Trong các loại phân đạm thì loại này có đặc tính dễ tan, không vón cục, ít hút ẩm nên dễ dùng. Nhưng vì khi bón có thể khiến đất chua nên người ta thường kết hợp bón với các loại phân bón khác.

Phân Xianamit Canxi 

Phân Xianamit Canxi có dạng bột tinh thể và không có mùi khai. Thành phần của phân chứa 20 – 21% N nguyên chất, 20 – 28% vôi và 9 – 12% than. Nhờ vào hiệu quả khử chua tốt nên thường dùng ở các loại đất chua và thường được dùng để bón lót.

Phân phôtphat đạm

Thành phần phân đạm này có cả đạm và lân với tỷ lệ 16% đạm và 20% lân. Loại này có dạng viên xám tro hoặc viên trắng và rất dễ tan nên phát huy hiệu quả nhanh. Phân phôtphat đạm thích hợp cho cả bón lót lẫn bón thúc.

Cac-loai-phan-dam-co-ty-le-khac-nhau-nhung-deu-hieu-qua-cho-cay
Các loại phân đạm có tỷ lệ khác nhau nhưng đều hiệu quả cho cây trồng

Trên đây là toàn bộ những thông tin khái quát cần biết về một số loại phân đạm mà Fitosal muốn chia sẻ với bạn. Với những thông tin trên, hy vọng có thể giúp bạn có thêm kiến thức để chọn lựa các loại phân đạm chất lượng. Fitosal với kinh nghiệm nhập khẩu phân bón và khả năng đáp ứng các sản phẩm dinh dưỡng công nghệ cao từ những nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới như Tây Ban Nha, Hà Lan, Ý…chính là đối tác nhập khẩu các loại phân bón đáng tin cậy mà bạn đang tìm kiếm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *